Tác giả: Mai Hải

Thứ ba, 08-10-2024 | 7:00am

Hòa Phát hoàn thành chương trình đào tạo "Tổng quan công tác Quản lý - Khối Sản xuất" – Khóa 01

“Nền tảng của quản trị sản xuất là tạo thói quen tốt”. Đây là đúc kết của chương trình “Tổng quan Công tác Quản lý - Khối Sản xuất” Khóa 01 do Tập đoàn Hòa Phát phối hợp với Trường Kinh tế, Đại học Bách Khoa Hà Nội triển khai trong tháng 09, tháng 10/2024 dành cho Cán bộ quản lý cấp C4 – C6 toàn Tập đoàn.

Tiếp nối các nội dung đào tạo đợt đầu, ngày đào tạo số 02 của chương trình tập trung vào các công cụ quản trị sản xuất dựa trên nền tảng PDCA (Plan-Do-Check-Act) là LEAN và SIX SIGMA. Trong đó PDCA là vòng tròn khép kín liên tục để giải quyết vấn đề và cải tiến chất lượng với 3 nguyên tắc: Đi xuống thưc tế - Nắm bắt thực tế - Suy nghĩ, quyết định thực tế.

Dựa trên gốc PDCA, Mô hình LEAN ra đời từ hệ thống sản xuất của Toyota (Nhật Bản) vào những năm 1950 và được áp dụng đến ngày nay. LEAN là phương pháp quản trị sản xuất hướng đến tối ưu nguồn lực cần thiết nhưng vẫn đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu sản xuất và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Bản chất của LEAN là loại bỏ 07 lãng phí trong các hoạt động sản xuất, bao gồm: Sản xuất thừa (Overproduction); lưu kho (Inventory); vận chuyển (Transportation); chờ đợi (Waiting); thao tác (Motion); gia công thừa (Over – processing); sửa chữa (Defects).

Hệ thống SIX SIGMA là một phương pháp cải tiến liên tục QUY TRÌNH để đạt được đầu ra (sản phẩm/dịch vụ) thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng do hãng Motorola phát triển đầu tiên vào năm 1985.  SIX SIGMA hướng đến tạo sản phẩm thông qua quy trình ở mức tiêu chuẩn cao. SIX SIGMA tức là trong 1 triệu lần thử (DPMO) chỉ có tối đa 3,4 lỗi.

Quay trở lại với chương trình đào tạo, mở đầu ngày đào tạo số 02 là phần ôn tập kiến thức qua Ahaslide với nội dung về Chân dung Giám đốc/Quản lý Sản xuất và các xu hướng quản trị hiện đại. Xuất sắc vượt qua 08 câu hỏi, 03 thành viên xuất sắc nhận được những phần quà ý nghĩa từ BTC gồm: Anh Nguyễn Trọng Chức - Phó Giám đốc Nhà máy Cán thép, Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Hải Dương; Anh Nguyễn Bá Hiếu - Phó bộ phận Tổ chức nhà máy, Chi nhánh Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát và Anh Hoàng Văn Bảo – Phó Quản đốc xưởng Nhiệt điện, Công ty cổ phần Năng lượng Hòa Phát.

Sau phần củng cố, Ban Giám đốc các Nhà máy/Trang trại/Khu Công nghiệp đã có phần chia sẻ về Bộ mục tiêu đã và đang vận dụng tại chính đơn vị mình, với 29 nhà máy/trang trại/xí nghiệp tham gia trong chương trình. Các bài tập đại diện được trình bày theo Tổng Công ty gồm: Nhà máy Thép Hưng Yên (Hưng Yên); Nhà máy Chế biến Nguyên liệu Thép Hải Dương (Hải Dương); Nhà máy Container (Bà Rịa - Vũng Tàu); Gia Cầm Hòa Phát (Phú Thọ); Khu Công nghiệp Phố Nối A (Hưng Yên);Nhà máy Điện lạnh Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Đánh giá về khóa đào tạo, anh Nguyễn Hồng Thiện – Phó Giám đốc Nhà máy điện lạnh Phú Mỹ chia sẻ: “Khóa đào tạo giúp các CBQL hiểu rõ vai trò, chức năng và mục tiêu của người Quản lý, cần những gì để làm tốt hơn. Người quản lý là người biết khuyến khích cấp dưới phát huy thế mạnh, khuyến khích họ làm được nhiều hơn điều họ nghĩ.”

Anh Nguyễn Thành Tân – Phó Quản đốc xưởng cán mạ Chi nhánh Công ty Ống thép cho biết: “Buổi học hôm nay giúp tôi hiểu thêm về mục tiêu của Quản lý sản xuất, trách nhiệm và kỹ năng cấp quản lý cần phải có. Cùng với đó là cách áp dụng chu trình PDCA trong quản lý sản xuất và nguyên tắc 3 thực tế của PDCA”.

Một số hình ảnh tại chương trình:

Các học viên tham gia phát biểu tại chương trình

Học viên tham gia tham quan Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Hải Dương

Chương trình “Tổng quan Công tác Quản lý - Khối Sản xuất” - Khóa 02 sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày 17/10/2024 và 24/10/2024 tại hội trường Cửu Long, Văn phòng Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất.

Tin mới nhất

Hòa Phát xuất khẩu thành công tủ lạnh thế hệ mới vào thị trường Hoa Kỳ

Hòa Phát lọt top 10 Thương hiệu Mạnh – Kinh doanh xuất sắc 2024

Hàng loạt dự án sân bay lớn sử dụng ống thép Hoà Phát

Tin liên quan