Tác giả: Đỗ Hạnh
Thứ bảy, 19-11-2022 | 10:00am
Thầy giáo đa năng và quy tắc 5 giờ
Vừa giỏi việc kinh doanh vừa chăm đào tạo đội ngũ, anh Nguyễn Kim Kiên (38 tuổi, Bắc Ninh) đang là giám sát kinh doanh vùng 4 của Công ty Thức ăn Chăn nuôi Hòa Phát.
Song hành hai nhiệm vụ nhưng anh Kiên luôn biết cách cân đối thời gian với quy tắc 5 giờ. Anh thường dành 5 giờ đọc và hỏi thông tin – 5 giờ suy nghĩ về các vấn đề tồn đọng – 5 giờ viết và thực hành giải quyết và sáng tạo các ý tưởng mới. “Tập trung vào đào tạo đội nhóm thì doanh nghiệp phát triển, tập trung vào đào tạo đội ngũ kế cận sẽ nhân bản hệ thống trong tương lai với kỹ năng tốt, chuyên môn cao”, anh Kiên nói.
Gia nhập Hòa Phát từ tháng 4/2019, là thạc sĩ chăn nuôi, anh Kiên đã từng kinh qua nhiều vị trí công tác tại các doanh nghiệp chăn nuôi lớn khác. Cuối cùng anh vẫn chọn gắn bó với Hòa Phát. Bởi lẽ văn hóa ở Hòa Phát rất khác, đó là “ chậm chắc, tốt” và “làm việc kiên trì như chiếc xe lu”, từ từ tiến lên liên tục.
Làm giám sát kinh doanh cần lắng nghe và thấu hiểu
Công việc hằng ngày của anh Kiên là khảo sát đánh giá năng lực làm việc của nhân viên kinh doanh, đánh giá tình hình thị trường kinh doanh và nhu cầu đào tạo của các bạn nhân viên và quản lý.
Theo anh Kiên, việc giám sát đầu tiên cần tuân thủ các quy trình của công ty, sau đó làm base báo cáo, lập thông tin đính các file báo cáo, POP…. theo tiến độ hoàn thành hàng ngày, tuần, tháng, quý năm…
Hằng ngày, các bạn nhân viên đi làm sẽ chụp ảnh gửi lên Base, WhatsApp để báo cáo thông tin thăm khách hàng. Việc giám sát thường kết hợp với từng nhân viên để dễ dàng hỗ trợ và xử lý một tình huống khó, nghĩa là vừa đạo tạo thực tế tại thị trường, trau dồi thêm kinh nghiệm và sự tự tin cho các bạn nhân viên.
“Nhớ những hôm anh em kinh doanh chúng tôi ăn ngủ cùng nhau, cùng nhau chia sẻ những vấn đề gặp phải để cùng nhau giải quyết. Hơn cả đồng nghiệp, chúng tôi còn là những người bạn tâm giao”, anh Kiên bộc bạch.
Trong công việc giám sát, thuận lợi là khi anh em trên thị trường liên tục cập nhật tình hình thị trường, chia sẻ mọi vấn đề với người giám sát. “Các bạn ấy luôn chia sẻ và trao đổi thông tin nóng nên tôi kịp thời có phản ứng, đánh giá và tìm ra các lý do cần phải có bài training để đào tạo giúp các bạn ấy giải quyết vấn đề hoặc định hướng công việc. Trong thời thời gian tới, tôi sẽ nhân bản các tấm gương thành công lên trong nhóm”, anh Kiên cho hay.
Thuận lợi là thế nhưng khó khăn cũng luôn tồn tại. Anh Kiên cho hay, do vùng quản lý kinh doanh chưa rộng, nên mức độ khách quan cập nhật thông tin chưa cao. Đôi lúc còn cục bộ, thông tin vùng nhỏ nên không thể làm bài training mà nhân rộng ra vì nó không đúng với vùng khác. Hơn nữa, có nhiều công ty TACN nhỏ mọc lên cạnh tranh thị phần.
Năm nay, xuất hiện nhiều rào cản trong ngành TACN như giá vật nuôi xuống thấp, có lúc dưới cả mức giá sản xuất ra 1kg tăng trọng. Dịch bệnh nguy hiểm trong ngành chăn nuôi còn bùng phát nhiều như: Dịch tả Châu Phi, tai xanh, cúm, bại huyết, đầu đen…làm giảm đàn chăn nuôi, sản lượng TACN giảm.Việc bán sản phẩm thịt lợn, gà, vịt ra nước ngoài gần như không có, cấm biên, giá thành sản xuất cám lên cao...
Nghề giảng dạy – cho đi là còn mãi!
Đều đặn mỗi tháng 2 lần, anh tổ chức training kỹ năng cho các bạn học viên. Khi ấy, anh Kiên sẽ đi tìm nguyên liệu đầu vào cho bài giảng bằng cách đặt câu hỏi để tìm kiếm thông tin, lắng nghe phản hồi để nắm thông tin từ khách hàng, người chăn nuôi và nhân viên để đưa ra nhận định dự đoán. Đó chính là vấn đề đang hoặc sắp xảy ra, điều này có thể ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của nhân viên và Công ty trong vùng. Từ đó, anh Kiên sẽ cảnh báo cho Công ty về vấn đề trong tương lai gần.
“Hiện tại, tôi thường chuẩn bị các tài liệu theo tiến trình phát triển năng lực và công việc của các bạn kinh doanh, xem đến kỳ này cần đào tạo nội dung gì, bạn 6 tháng kinh nghiệm, bạn 3 năm kinh nghiệm… khi đến thời điểm này cần đào tạo thêm hay cải thiện kỹ năng nào”, anh Kiên chia sẻ.
Trước đây, anh Kiên đã từng tham dự các lớp training của các sếp, trainer tổ chức và thường đứng ra tổ chức hội thảo với khách hàng. Thời sinh viên, anh cũng từng đi dạy thêm nên cũng có một phần kỹ năng sư phạm. Vì vậy, anh cũng được rèn luyện khả năng tự tin và kinh nghiệm giao tiếp trước đám đông.
Anh Kiên chủ yếu dạy các bạn có chuyên môn về kinh doanh, theo 3 phần. Mỗi lớp dao động từ 60-100 người, có lúc cũng có nhóm chỉ khoảng 13-16 bạn, hoặc 2-3 bạn, tùy theo đặc thù nội dung và nhu cầu thực tế tại mỗi thời điểm.
Nội dung đầu tiên anh chia sẻ là kiến thức nền về IQ, về nghiệp vụ chăn nuôi thú y và kế toán. Tiếp đó là các kỹ năng bán hàng, đàm phán, đặt câu hỏi, lắng nghe, khảo sát thị trường, chốt deal, xử lý sự cố, quản trị rủi ro, quản lý cảm xúc, rèn luyện và nghị lực vượt khó…Cuối cùng là thái độ, đạo đức kinh doanh, văn hóa công ty, tầm nhìn, triết lý, kỹ năng sống … nhằm giúp cho việc bán hàng hiệu quả, các bạn nhân viên hoàn thiện năng lực.
“Cho đi là còn mãi! Được giảng dạy, được cho đi những kiến thức, kỹ năng mà mình có, bản thân tôi thấy rất hạnh phúc. Song hành hai nhiệm vụ vừa đi làm vừa đào tạo nhân viên giúp công viên của bản thân và anh em nhân viên phát triển tốt lên từng ngày”, anh Kiên xúc động nói.
Sau đó, anh Kiên sẽ đi tìm cách xử lý vấn đề đó, đưa ra giải pháp và ứng dụng kinh nghiệm bản thân, kinh nghiệm đồng nghiệp và lãnh đạo của Công ty để tóm gọn lại các thông tin đó và thiết kế bài giảng ứng dụng kinh nghiệm thực tiễn.
Anh Kiên cho biết, thời gian từ khâu chuẩn bị đến làm lịch yêu cầu phải làm trong thời gian ngắn mới kịp giải quyết vấn đề cho các bạn nhân viên. Vì muộn quá thì vấn đề qua rồi, hậu quả thì kinh doanh gánh chịu thiệt hại. Trong kinh doanh thì không ngừng biến đổi và linh hoạt nên việc đào tạo training sớm cho các bạn nhân viên là rất quan trọng.
Ngoài ra, anh Kiên còn tham gia học thêm số lớp đào tạo về kỹ năng làm hội thảo, làm Power point, Excel, thiết kế bài giảng, học cách thuyết trình và luyện nói trước gương…
Sau mỗi bài giảng, đợt đào tạo, đa số các bạn học viên đã áp dụng thực chiến vào làm việc và đạt được hiệu quả nên phần lớn, phản hồi nhận được sau mỗi khóa học rất tốt.
“Trong tương lai, tôi sẽ tiếp tục cống hiến và đào tạo các bạn nhân viên thêm nhiều nội dung để nâng cao năng lực cạnh tranh trực tiếp với các công ty tầm cỡ quốc tế trong ngành TACN. Đồng thời, tôi sẽ nghiên cứu thêm nhiều đầu sách mới, học nâng cấp tiếng Anh để dịch thêm nhiều tài liệu về mảng kinh tế, quản trị kinh doanh”, anh Kiên dự định