Cơn bão số 3 (Yagi) đã để lại những vết tích không nhỏ tại Cao Bằng. Đường sá sạt lở, hoa màu bị cuốn trôi, nhiều nhà cửa bị tốc mái...
Sau bão Yagi, xã Phan Thanh, Nguyên Bình đã tập trung tái thiết lại cơ sở hạ tầng và phục hồi sản xuất. Bà con chủ yếu trồng lúa, ngô, khoai sắn và chăn nuôi gia súc. Mặc dù cuộc sống đã dần ổn định, nhưng nhiều hộ dân vẫn gặp khó khăn. Xã cách Hà Nội khoảng 300 km về phía BắcNhận được thông báo từ chính quyền địa phương, ngay từ sáng sớm, bà con các xã đã tập trung tại điểm phát quà của Tập đoàn Hòa Phát đúng giờ, đúng hẹnGặp nhau tại Uỷ ban xã Phan Thanh, họ trò chuyện, chia sẻ về cuộc sống sau bão. Những câu chuyện buồn về mất mát cùng những hy vọng về tương lai phía trướcSáng nay nghe tin đoàn Hòa Phát lên, bà con trong bản đã dậy từ sớm để đến điểm hẹn với nụ cười rạng rỡ
Như những lần trước, bà con tại các xã sẽ lên ký nhận và điểm chỉ vào danh sách để nhận quà
Cách làm của Hòa Phát rất đặc biệt, đó là: Trao những suất quà tận tay bà con với tiêu chí trao đúng nơi, đúng người, đúng việc
Những nụ cười thay cho lời cảm ơn….
*Đến các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc…
Tạị UBND xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, người dân xúc động khi nhận được sự hỗ trợ. Họ nhanh chóng cùng nhau tập trung, trật tự để nhận quà một cách thuận lợi
Trao quà cho bà con tại huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc
Tại điểm trao huyện Trùng Khánh, đoàn thiện nguyện đã vượt hơn 300km để đến xã Quang Vinh, đoàn thiện nguyện đã đến tận nơi trao 271 suất quà cho bà con nơi đâyMỗi phần quà được trao đi kèm một nụ cười, một cái bắt tay. Đó không chỉ là giá trị vật chất, đó còn là sự động viên tinh thần để bà con vững tin bước tiếp trên hành trình tái thiết cuộc sống sau bão Yagi“Tôi vẫn sẽ tiếp tục trồng 3-4 ha dong riềng", anh Đặng Văn Hiến nở nụ cười khi kể về kế hoạch tương lai. Là trụ cột của gia đình ba con, anh không để nỗi buồn đọng lại sau thiệt hại hoa màu, ruông nương do bão. Những ngày bị cô lập vì mưa lũ, con cái không thể đến trường đã qua. Giờ đây, người nông dân trẻ đang từng ngày khôi phục vườn tược, đã phục hồi được 30-50% diện tích. "Chỉ cần trời mưa là tôi gieo trồng ngay. Có động lực từ gia đình và sự sẻ chia từ cộng đồng, không khó khăn nào không vượt qua được”.
Từng dấu vân tay được điểm chỉ cẩn thận trên bản danh sách. Quy trình trao quà của Hòa Phát được thực hiện nghiêm túc, "Bình thường các đoàn thường trao quà bằng hiện vật. Lần này, phần quà 1 triệu đồng sẽ giúp bà con chủ động hơn trong việc tái thiết cuộc sống", bà con huyện Trùng Khánh bày tỏ."Ở đây hầu như năm nào cũng có bão lũ, nhưng năm nay nặng nhất. Có được sự quan tâm của Hòa Phát và các nhà hảo tâm, bà con thêm động lực vững tin vào tương lai”, người dân ở xã Quang Vinh chia sẻ với chúng tôi. Quy trình trao quà được thực hiện bài bản, minh bạch với sự phối hợp chặt chẽ giữa đoàn thiện nguyện và chính quyền địa phương. Cách làm của Hòa Phát rất chuyên nghiệp”, anh Toản - thành viên đoàn chia sẻ.
Chồng chị Pu mất sớm vì tai nạn. Giờ chị Pu là trụ cột chính của gia đình 6 người, nuôi bố chồng và các con, các cháu. Vốn thuộc hộ nghèo, sau trận bão, nhà chị Pu chịu thiệt hại nhiều về hoa màu, nhà cửa phải di dời khẩn cấp…Gặp đoàn thiện nguyện của Tập đoàn Hòa Phát, chị Pu không ngại chia sẻ những lo toan về cuộc sống sau bão. Mặc dù khó khăn vẫn còn hiện hữu, chị luôn giữ vững niềm tin vào tương lai. "Với món quà hỗ trợ từ Hòa Phát, tôi sẽ chuẩn bị cho mùa đông năm nay, sắm sửa những thứ cần thiết. Tôi tin rằng cuộc sống sẽ dần ổn định và tốt đẹp hơn."Anh La Văn Mạnh, xóm Dẻ Gà chia sẻ về những khó khăn sau bão: "Ngập lụt đã làm hư hại gần 2000 m² đất trồng ngô và lúa. Mùa này, sau Tết, tôi sẽ quay lại với rẫy, trồng ngô và lúa, cố gắng làm lại từ đầu. Còn sức khỏe thì còn làm được. Nhà có ba đứa con, một bé bị thiếu máu trắng, nhưng tôi không bỏ cuộc. Cảm ơn Hòa Phát đã mang quà tới cho gia đình, tôi rất vui khi nhận được sự chia sẻ này."
Xã Lương Thông, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng là một trong những xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Cao Bằng, với hơn 50% hộ nghèo và cận nghèo. Sau bão Yagi, bà con nơi đây gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với sự hỗ trợ của chính quyền và các tổ chức, họ đã dần ổn định và tiếp tục sản xuất. Chị Đặng Thị Huế, Chủ tịch UBND xã, chia sẻ: "Dù thiệt hại về mùa vụ là lớn, bà con vẫn đoàn kết giúp đỡ nhau, cùng khôi phục cuộc sống. Chúng tôi rất trân trọng sự hỗ trợ của Tập đoàn Hòa Phát trong chương trình ‘Chặng đường nối yêu thương’, giúp bà con vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế."
*Kết thúc hành trình tại xã Canh Tân:
Xã Canh Tân là điểm trao quà cuối cùng trong hành trình, đoàn được chào đón bởi những nụ cười rạng rỡ và lời cảm ơn chân thành của bà conXã Canh Tân nằm ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, nơi có những dãy núi cao bao quanh, tạo nên cảnh quan hùng vĩ nhưng cũng không kém phần khó khăn cho cuộc sống của bà con nơi đây. Từ trung tâm huyện, xã Canh Tân cách khoảng 30 km về phía Tây Bắc, giao thông chủ yếu là các con đường đất, gập ghềnh. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, bà con ở đây vẫn kiên cường bám trụ với nghề nông, chủ yếu trồng ngô, lúa và thạch đen.Tại xã Canh Tân, lãnh đạo địa phương nhiệt tình hỗ trợ đoàn thiện nguyện trao quà, động viên hỏi thăm bà con về cuộc sống trong giai đoạn tái thiếtTrồng thạch đen là nghề truyền thống ở đây. Bão qua, ruộng vườn ngập hết, nhưng được cái bà con giúp nhau", chị Nguyễn Thị Hằng kể. Chị kể, hiện, vườn thạch đen đang dần hồi sinh giữa nắng sớm vùng cao và mọi người sẽ bắt đầu mùa vụ mới vào đầu năm sau
Những câu chuyện và nụ cười rạng rỡ của bà con như những tia nắng mới, soi sáng niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn"Không ngại đường xa, đoàn đến tận nơi để trao quà", ông Trịnh Văn Quấy xúc động chia sẻ. Với những hộ gia đình như ông, sự đồng hành của Hòa Phát là nguồn động viên tinh thần to lớn trên hành trình khôi phục sản xuất.
Đội ngũ CBNV Hòa Phát làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Mỗi phần quà được kiểm tra kỹ lưỡng, đối chiếu danh sách cẩn thận. "Chúng tôi muốn đảm bảo sự minh bạch và hiệu quả cao nhất trong hoạt động thiện nguyện này", thành viên trong đoàn thiện nguyện chia sẻ
Bà Hiệp, 74 tuổi ở thôn Tân Thành, xã Canh Tân đi bộ 1 km đến điểm trao quà, bà vẫn nở nụ cười tươi sáng như ánh nắng vùng cao. Sau bão Yagi, gia đình chỉ còn hai bao lúa, ngôi nhà dang dở vì thiếu tiền xây tiếp, người con trai chưa có việc ổn định. Vậy mà trong ánh mắt ngời lên niềm tin ấy vẫn ánh lên một điều gì đó lớn lao hơn cả khó khăn - đó là hy vọng về một mái nhà kiên cố, về một tương lai tươi sáng cho các con, và về những bước chân thiện nguyện sẽ còn đến với vùng cao này.Ánh nắng xiên qua khung cửa sổ, chiếu những vệt sáng như những nấc thang hy vọng dưới chân bà Hiệp. Nhận quà xong, bà Hiệp gửi lời cảm ơn chân thành đến Tập đoàn Hòa Phát bằng nụ cười hiền cùng đôi mắt sáng. Có lẽ trong bà Hiệp đang vẽ ra những kế hoạch cho vụ mùa tới, cho mái nhà đang dở dang, hay đơn giản chỉ là niềm vui khi nhận được sự sẻ chia từ những trái tim nhân ái giữa mùa đông vùng cao.
Những phần quà tấm lòng của hơn 32.000 CBNV Hòa Phát đã đến tận tay bà con. Hành trình "Chặng đường nối yêu thương" đã khép lại, nhưng dư âm của những nụ cười, những cái bắt tay vẫn còn đọng lại. Đó là câu chuyện về văn hóa người Hòa Phát, về những con người sẵn sàng vượt hàng trăm cây số để trao gửi yêu thương, và gieo hy vọng và niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn trên vùng đất Cao Bằng.