Tác giả: Xuân Danh

Thứ năm, 24-08-2023 | 8:00am

Thép Hòa Phát Dung Quất thành lập Ban nghiên cứu, triển khai ứng dụng CNTT và Chuyển đổi số

Sáng ngày 23/08/2023, Thép Hòa Phát Dung Quất tổ chức Lễ công bố thành lập Ban triển khai công việc nghiên cứu triển khai ứng dụng CNTT Chuyển đổi số; Quản năng lượng khí nhà kính; o cáo hiệu quả hình bảo trì sửa chữa thiết bị mới sau thời gian đầu áp dụng tại Công ty. 

Lễ công bố diễn ra dưới sự chủ trì của Ban giám đốc Công ty, có sự tham gia của tất cả Trưởng/ Phó bộ phận, các cấp quản lý với hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.

 Anh Mai Văn Hà – Giám đốc Công ty phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ

Phát biểu chỉ đạo, anh Mai Văn Hà – Giám đốc Công ty nhấn mạnh: “Mục đích buổi lễ nhằm thông báo việc thành lập và triển khai công việc về ứng dụng CNTT và Chuyển đổi số; Quản lý năng lượng và khí nhà kính và Tổ công tác mô hình BTSC thiết bị báo cáo công việc. Đồng thời, cùng chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện, từ đó, có các giải pháp khắc phục kịp thời nâng cao hiệu quả công việc”.

Theo cơ cấu tổ chức của Ban nghiên cứu, triển khai ứng dụng CNTT và Chuyển đổi số, Thép Hòa Phát Dung Quất, Ban chỉ đạo sẽ gồm các thành viên BGĐ, Trưởng Ban là anh Hồ Đức Thọ - Phó Giám đốc Công ty kiêm nhiệm chỉ đạo thường trực, Phó ban thường trực là Trưởng ban CNTT và các phó ban khác sẽ là đại diện trưởng/phó các bộ phận. Ngoài ra, mỗi bộ phận trong Công ty sẽ cử 3 nhân sự tham gia Ban nghiên cứu, triển khai ứng dụng CNTT và CĐS Công ty.

Anh Phạm Viết Phước – Phó ban Công nghệ thông tin cho biết, thời gian qua, Thép Hòa Phát Dung Quất đã tích cực nghiên cứu, xây dựng và go-live thành công nhiều dự án phần mềm, ứng dụng. Tích hợp các nền tảng khoa học công nghệ như AI, điện toán đám mây, bảo mật đa phương thức… vào đào tạo, vận hành và quản trị doanh nghiệp để hướng đến doanh nghiệp thông minh toàn diện như: Phần mềm SAP ERP, hệ thống 360 view, hệ thống quản lý nguồn năng lượng – EMS…

Trong các năm tiếp theo, Ban CNTT sẽ tiếp tục phối hợp với các đối tác nghiên cứu phát triển, tích hợp chuyển đổi số nhiều hạng mục nhằm quản lý và khai thác thông tin một cách hiệu quả và tiết kiệm hơn.

 Tiến trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp

Bên cạnh đó, vấn đề quản lý năng lượng và khí nhà kính cũng được quan tâm và đưa vào thảo luận. Theo anh Ngô Đức Tuyên – Trưởng phòng Công nghệ và anh Ngô Quang Hồng – Trưởng phòng Quản lý chất lượng, Trưởng ban ISO cũng nhấn mạnh việc quản lý năng lượng và khí nhà kính là trách nhiệm chung của toàn thể cá nhân và tổ chức để chung tay xây dựng một môi trường xanh, hiện đại và thân thiện. Hiện tại, Thép Hòa Phát Dung Quất đang áp dụng dây chuyền công nghệ khép kín từ thượng nguồn đến hạ nguồn để cho ra sản phẩm cuối cùng. Các khí sinh ra trong quá trình sản xuất đều được chuyển hóa thành năng lượng tái tạo và sử dụng sản xuất trở lại.

Chia sẻ thêm về nội dung trên, anh Hồ Đức Thọ – Phó Giám đốc Công ty cho biết: “Để kiểm soát chặt chẽ hơn về quy trình quản lý năng lượng và khí nhà kính một cách lâu dài và bền vững. Trong thời gian tới, Thép Hòa Phát Dung Quất sẽ phối hợp cùng các đơn vị tư vấn tổ chức nhiều buổi đào tạo nhận thức về các quy trình ISO như: ISO 14064, ISO 14067…tối ưu hóa công nghệ, tiết kiệm năng lượng, ứng dụng công nghệ giảm thải carbon. Đặc biệt, là việc thực hiện nghiêm túc các quy định khai báo phát thải carbon theo hướng dẫn CBAM cho các nhà nhập khẩu thép vào EU”.

 Anh Hồ Đức Thọ – Phó Giám đốc Công ty có những chia sẻ thiết thực liên quan đến vấn đề quản lý năng lượng và khí nhà kính

Liên quan đến nội dung BTSC thiết bị trong Khu liên hợp, để nâng cao tính chủ động và thực hiện công việc, tháng 04/2023, Thép Hòa Phát Dung Quất quyết định thành lập NM Nhà máy Cơ điện 1 và đến tháng 07/2023, các Nhà máy Cơ điện 2, 3 và  4 cũng được thành lập và đi vào hoạt động đồng bộ.

Anh Lưu Thanh Tùng – Trưởng phòng Nhân sự, đại diện Tổ công tác đổi mới mô hình sửa chữa thiết bị của Công ty báo cáo: Tính đến nay, sau gần 2 tháng đi vào hoạt động mô hình các Nhà máy Cơ điện 1,2,3,4 đã mang lại nhiều tín hiệu khả quan.  Cơ cấu tổ chức và định biên được tinh gọn hơn; phối hợp, làm việc với các nhà máy sản xuất để xây dựng kế hoạch bảo trì, thay thế thiết bị ở thời điểm thích hợp; bảo trì bảo dưỡng, chăm sóc thiết bị. Các Nhà máy Cơ điện đã tự làm chủ và phối hợp cùng Phòng Chức năng lập kế hoạch chuẩn bị vật tư phù hợp; các kế hoạch bảo trì bảo dưỡng đều được thực hiện với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cao…

 Anh Đinh Văn Chung – Phó giám đốc Công ty phát biểu tại buổi Lễ

Phát biểu tại buổi Lễ, anh Đinh Văn Chung – Phó giám đốc Công ty nhấn mạnh: “Mô hình chuyển đổi của các Nhà máy Cơ điện là một trong những tầm nhìn chiến lược lâu dài được Ban giám đốc Công ty đặc biệt chú trọng và kỳ vọng trong thời gian qua. Khi đưa vào vận hành đồng bộ mô hình mới này sẽ giúp cho việc bảo trì bảo dưỡng thiết bị sản xuất được chủ động và đồng bộ hóa, tiến tới nâng cao vai trò trách nhiệm và năng lực vận hành của CBNV, giảm thiểu việc thuê ngoài, tiết giảm chi phí trong quá trình vận hành sản xuất”.

Liên quan đến công tác lưu kho trong quá trình nhập mua thiết bị dự phòng phục vụ bảo trì bảo dưỡng, anh Nguyễn Quang Tùng – Phó Giám đốc Công ty chia sẻ: “Cần có kế hoạch và công tác phối hợp kiểm soát chặt chẽ hơn nữa vật tư thiết bị dự phòng, lưu kho giữa các bộ phận để sử dụng tối ưu trang thiết bị, giảm các chi phí không đáng có cho Công ty. Đồng thời, các bộ phận cần nâng cao vai trò trách nhiệm trong công tác quản lý, mục đích sử dụng thiết bị một cách hiệu quả”.

 Anh Nguyễn Quang Tùng – Phó giám đốc Công ty chia sẻ tại buổi Lễ

Tin mới nhất

Khóa đào tạo “Quản trị Mục tiêu và giới thiệu các công cụ: MBO – KPI – BSC – OKR"

Thép Hòa Phát Dung Quất khai giảng khóa đào tạo Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức kỹ thuật đúc, cán thép tấm

Đào tạo Golive hệ thống phần mềm nhân sự

Tin liên quan